Bệnh lý tuyến vú lành tính
I. PHÂN LOẠI
Phân loại dựa trên triệu chứng lâm sàng:
• Đau vú
- Theo chu kỳ
- Không theo chu kỳ
• Khối u vú
- U cục (nodularity)
- Nang vú
- Bọc sữa
- Bướu sợi tuyến
- Bệnh tuyến xơ hóa
- Bướu mỡ
- Hamartoma
- Bệnh vú tiểu đường
- Bướu diệp thể
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
• Bệnh sử
- Khởi phát và tần suất xuất hiện triệu chứng: tiết dịch núm vú, u cục ở vú, đau vú,…
- Tình trạng kinh nguyệt (còn kinh, mãn kinh).
- Có sử dụng nội tiết hay không (thuốc ngừa thai, nội tiết thay thế).
• Tiền sử
- Ung thư gia đình.
- Sinh thiết vú có tăng sản không điển hình, đột biến gen BRCA1, BRCA2
- Phẫu thuật vú, xạ trị, …
• Thăm khám
Quan sát:
- Sự đối xứng 2 bên vú.
- Thay đổi da, núm vú.
- Co kéo, nhô ra.
Sờ nắn:
- Vú, nếu có u phải ghi nhận các tính chất của u vú.
- Vùng nách, vùng hạch trên đòn.
Tư thế bệnh nhân:
- Ngồi với cánh tay thư giãn, 2 tay giơ lên khỏi đầu, 2 tay chống hông.
- Tư thế nằm ngửa.
2. Cận lâm sàng
• Siêu âm: cần thực hiện ở tất cả BN.
• Nhũ ảnh:
- BN ≥ 35 tuổi: thực hiện thường qui.
- BN < 35 tuổi: chỉ thực hiện khi nghi ngờ có sang thương ác tính.
- Nhũ ảnh bình thường không thể loại trừ ung thư vú (độ nhạy: 94%, độ đặc hiệu: 55%).
• XQ ống tuyến vú cản quang: Tiết dịch núm vú bệnh lý
• Chụp cộng hưởng từ (MRI):
- Sử dụng cho những trường hợp khó phân biệt lành/ ác tính
- Bệnh nhân có bơm silicon, hoặc vỡ túi ngực
- Mô vú quá dày đặc
- Có tiền căn gia đình ung thư vú
- Đột biến gen BRCA1, BRCA2...
- Có sinh thiết carcinôm tiểu thùy tại chỗ không điển hình, hoặc sẹo radial
- Có tiền sử xạ trị vào ngực do bệnh lý Lymphôm Hodgkin
- Tiết dịch núm vú có máu đã chụp ống tuyến vú cản quang
• Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA):
- BIRADS ≥ nhóm III
- Nang vú không điển hình
- Tình huống LS cần chẩn đoán tế bào học hỗ trợ hoặc giảm áp nang vú.
• Sinh thiết lõi (core biopsy):
- Tổn thương dạng đặc cần chẩn đoán mô học, kích thước > 15mm
- Khi FNA nghi ngờ ác tính
- Tình huống LS cần chẩn đoán mô học hỗ trợ
• Sinh thiết mở (open biopsy)
- Khi core biopsy không thực hiện được.
- Không có sự tương đồng giữa kết quả chẩn đoán hình ảnh và lâm sàng.
• Sinh thiết có định vị: dưới siêu âm hoặc nhũ ảnh
- Siêu âm: khi LS không sờ thấy u nhưng siêu âm thấy u.
- Nhũ ảnh: khi LS và siêu âm không thấy u nhưng nhũ ảnh nghi ngờ.
3. Đau vú không có tổn thương thực thể đi kèm
a. Chẩn đoán
• Đau theo chu kỳ kinh: đau nhiều trước khi hành kinh, thời gian đau thay đổi và tự hết sau hành kinh.
- Thường một bên, không rõ vị trí.
- Cảm giác trì nặng, sưng phồng và căng đau, lan đến cánh tay và nách.
- Có liên quan đến nội tiết sinh dục.
• Đau không theo chu kỳ kinh: liên quan đến sang chấn tinh thần, chấn thương, xơ sẹo từ những lần sinh thiết vú trước.
- Thường gặp ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi có chu kỳ kinh không đều.
- Thường ở một bên vú.
- Cảm giác đau nhói, rát bỏng trong vú.
- Thỉnh thoảng có sự hiện diện của bướu sợi tuyến hay nang vú.
Lưu ý: những trường hợp đau vú trong thai kỳ và thời kỳ hậu sản (tham khảo phác đồ Viêm vú – áp xe vú).
b. Xử trí: khi đau ảnh hưởng đến chất lượng sống.
• Điều trị không dùng thuốc:
- Chế độ ăn uống:
o Hạn chế hay tránh dùng cà phê, trà, ca cao, chocolates và các chất béo.
o Nên dùng thực phẩm giàu carbohydrates phức hợp (ngũ cốc, rau củ).
- Bổ sung Vitamin E 400 đơn vị/ngày (tối đa 6 tháng).
- Dầu Evening primrose: 6-8 g/ngày (uống 1-3 lần /ngày), tối đa 6 tháng.
- Điều trị bằng thuốc: theo trình tự ưu tiên:
4. Khối u vú lành tính
a. Chẩn đoán
• Ghi nhận các nguy cơ ung thư vú: Tuổi, tiền sử ung thư vú trong gia đình, tiền sử cá nhân bị ung thư vú, sinh thiết có tăng sản không điển hình; tiền căn phẫu thuật tuyến vú.
• LS: kích thước, vị trí (so với núm vú), di động, mật độ căng chắc, trơn láng, bờ rõ, dạng đặc hay dạng nang.
• CLS: Siêu âm và nhũ ảnh: BIRADS II và III
b. Xử trí
• U dạng nang: có thể chọc hút (xem sơ đồ).
• U dạng đặc: (xem sơ đồ)
5. Tiết dịch núm vú
a. Tiết sữa (giai đoạn không cho con bú)
• Là hiện tượng tiết dịch giống sữa, tự phát, thường là hai bên và từ nhiều ống tuyến, do tăng nồng độ prolactine.
• Nguyên nhân
- U tuyến yên (phù gai thị, rối loạn thị giác, …)
- Chấn thương thành ngực, tổn thương tủy sống, xơ gan, nhược giáp, suy thận,…
- BN đang sử dụng: estrogen liều cao, thuốc chống trầm cảm 3 vòng và cimetidine,…
• CLS
- Tăng prolactine máu.
- TSH (Thyroid Stimulating Hormone).
- MRI để đánh giá u tuyến yên khi Prolactine tăng cao và/hoặc có triệu chứng thị giác trên LS.
- CTscan nếu BN chống chỉ định chụp MRI.
• Xử trí
- Tùy theo nguyên nhân.
- Điều trị tăng prolactine máu bằng Bromocriptine 2,5mg: liều khởi đầu 1,25 – 2,5mg/ngày, sau đó tăng thêm 2,5mg mỗi 2-7 ngày. Liều duy trì 2,5 – 15mg/ngày. Theo dõi trong khoảng 3 tháng, nếu hết tiết sữa thì ngưng thuốc.
b. Tiết dịch núm vú bệnh lý
• Là tình trạng tiết máu, nước, mủ, thanh dịch đục, thường một bên, trên một ống tuyến, xảy ra tự phát.
• Nguyên nhân
- Thường gặp bướu nhú trong ống và dãn ống tuyến vú.
- Các nguyên nhân khác: ung thư, viêm vú, thay đổi sợi bọc tuyến vú.
• CLS
- Prolactine máu
- Siêu âm
- Nhũ ảnh
- Chụp ống tuyến sữa
- Tế bào học dịch núm vú
• Xử trí: theo sơ đồ:
6. Viêm vú và nhiễm trùng vú (tham khảo phác đồ Viêm vú – áp xe vú).
Nhận xét
Đăng nhận xét