Nhiễm khuẩn âm đạo

 Nhiễm khuẩn âm đạo

BS. Nguyễn Hồng Anh




Nhiễm khuẩn âm đạo là một hội chứng do rối loạn phổ vi trùng âm đạo: giảm sút nồng độ Lactobacilli và gia tăng vi khuẩn yếm khí.

Nhiễm khuẩn âm đạo do Gardnerella làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu, mỏm âm đạo sau cắt tử cung. Nếu có thai sẽ dễ bị vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non, viêm nội mạc tử cung sau sinh và sau mổ lấy thai.



I. NGUYÊN NHÂN

Thường do vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là Gardnerella vaginalis.



II. CHẨN ĐOÁN

2 trong 3 tiêu chuẩn sau

Lâm sàng: huyết trắng nhiều, màu trắng xám, rất hôi, nhất là sau giao hợp.

Cận lâm sàng

- Whiff test (+): Nhỏ KOH 10% sẽ có mùi hôi như cá ươn.

- Phết âm đạo: nhiều “Clue cell” , nhuộm gram có nhiều Cocobacille nhỏ (Clue cell có > 20% trong quang trường).



III. ĐIỀU TRỊ

Dùng đường uống hay đặt âm đạo

Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày x 7 ngày (uống trong bữa ăn), hoặc

Metronidazole gel 0,75 (5g)/ngày trong 5 ngày bơm âm đạo, hoặc

Clindamycin 300mg x 2 lần/ngày x 7 ngày (uống), hoặc

Clindamycin 100mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (đặt âm đạo).

Chú ý

Metronidazole không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

IV. THEO DÕI

Tái khám khi có gì lạ.

Khám phụ khoa định kỳ.


Nguồn: 

1. Phác đồ Sản Phụ Khoa Từ Dũ 2022

2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sản Phụ Khoa, Bộ Y Tế, 2015

3. Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2016

4. William Gynecology, 2022

Nhận xét