Khám thai

 Khám thai

Bs. Nguyễn Hồng Anh

* Lịch khám thai chung

Mỗi phụ nữ mang thai phải được quản lý thai và khám thai ít nhất 4 lần trong thai kỳ (1 lần trong 3 tháng đầu, 1 lần trong 3 tháng giữa, 2 lần trong 3 tháng cuối).

Đối với thai kỳ nguy cơ cao, lịch khám thai có thể thường xuyên hơn





* 9 bước chăm sóc tiền sản của cả 3 giai đoạn

1. Hỏi

2. Khám toàn thân

3. Khám sản khoa

4. Tiến hành xét nghiệm và cận lâm sàng khác

5. Tiêm phòng uốn ván

6. Cung cấp thuốc thiết yếu

7. Giáo dục sức khoẻ

8. Ghi chép sổ và phiếu khám thai, phiếu hẹn

9. Kết luận – dặn dò

=> Hỏi- Khám – CLS – Tư vấn

A. 3 tháng đầu

Mục tiêu:

• Có thai hay không?

• Xác định tuổi thai, DKS

• Phát hiện bệnh lý phôi thai (thai trứng, thai lưu)

• Phát hiện bệnh lý nội ngoại khoa của mẹ

• Phát hiện bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, UXTC, u nang BT, tử cung dị dạng,…

• Phát hiện đối tượng có nguy cơ bệnh di truyền

Hỏi

• Para, tiền sử đẻ non, thai lưu, tiền sử đẻ trẻ có rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh,..

• Tuổi mẹ

• Nội khoa

• Gia đình (đặc biệt là bệnh di truyền)

• LMP

• Các triệu chứng bất thường: nghén, đau bụng, ra máu

• Phơi nhiễm với các tác nhân gây quái thai (nhiễm trùng, rượu, cocain, thuốc lá, các tác nhân vật l{,..)

Khám

• Toàn trạng , cân nặng, chiều cao, BMI

• Biến dạng xương: cột sống, khung chậu

• Tổng quát: nghe tim, phổi, tuyến giáp

• Khám vú: tiên lượng vấn đề cho con bú sau này

• Nắn đáy TC trên xương vệ (với thai trên 2 tháng)

• Khám mỏ vịt

• Khám âm đạo bằng tay khi cần thiết

CLS

Máu

• Nhóm máu: ABO, Rh

• CTM (Hb, Hct)

• HBsAg, HIV, VDRL, Rubella khi có nghi ngờ

Nước tiểu toàn bộ

Siêu âm

• Tuổi thai, số lượng thai, tim thai, nhau, ối

• Đo NT, CRL, BPD, Fl, AC

Các XN sàng lọc trước sinh khác: Double Test, Combined Test, NIPT, PIGFT, Nghiệm pháp dung nạp đường huyết, TORCHES

Tư vấn

• Dinh dưỡng: Sắt, vi chất

• Thể dục

• Làm việc

• Sinh hoạt tình dục

• Các dấu hiệu bất thường phải đến khám: sốt, ra máu, đau bụng,..

• Hẹn lần tái khám tiếp theo

B. 3 tháng giữa

Mục tiêu:

• Siêu âm hình thái thai nhi

• Theo dõi sự phát triển của thai

• Phát hiện cơn co tử cung, TSG (HA cao, Protein niệu) , hở eo tử cung (dựa vào tiền căn, lâm sàng và siêu âm), dọa sẩy thai to hoặc dọa sinh non.

Hỏi

• Thai máy

• Các triệu chứng bất thường: Ra máu, bụng co cứng, khí hư bất thường, ngứa âm hộ âm đạo,..

Khám

• Cân nặng, HA, phù,..

• Mức độ tăng cân

• Đo BCTC, vòng bụng -> tính tuổi thai, dự đoán trọng lượng thai

• Nghe tim thai

• Khám CTC -> phát hiện hở eo tử cung (nghi ngờ cần siêu âm đo chiều dài kênh CTC)

• Khám mỏ vịt thường quy không chỉ định nếu thai phụ không than phiền ra máu hay khí hư bất thường

CLS

• Nước tiểu toàn bộ

• Nghiệm pháp dung nạp đường huyết

• Siêu âm hình thái : Siêu âm hình thái học (hoặc 3D, 4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20 – 25 tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối.

• Siêu âm đánh giá chiều dài kênh CTC tầm soát sinh non

• sFLT1/PIGF 

• Tìm kháng thể AntiD

• Các XN sàng lọc khác: Triple Test (tuần 14-21 đối với những trường hợp chưa thực hiện sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kz)

Tư vấn

• Tiêm phòng uốn ván

• Sắt, vi chất

• Chế độ lao động, nghỉ ngơi

• Tham gia các lớp học chăm sóc tiền sản

C. 3 tháng cuối

Mục tiêu:

• Theo dõi sự phát triển của thai

• Xác định ngôi, thế, tình trạng khung chậu, tiên

lượng sinh thường hay sinh khó

• Xác định bệnh lý liên quan đến thai

• Siêu âm: xác định trọng lượng thai, ngôi thai,

vị trí bánh nhau, ối,..

Hỏi

• Cử động thai

• Các triệu chứng bất thường: Ra máu, ra nước,..

Khám

• Cân nặng, HA, phù

• BCTC, vòng bụng, tim thai

• Xđ ngôi thế: Thủ thuật Leopold

• Khám ÂĐ bằng mỏ vịt hoặc bằng tay: không có chỉ định nếu không có bất thường (chỉ khám ÂĐ vào tháng cuối để xác định ngôi thai, khung chậu, u tiền đạo,…)

• Lưu ý các triệu chứng bất thường: ra huyết âm đạo, ra nước ối, đau bụng từng cơn, phù, nhức đầu, chóng mặt,…

CLS

• Nước tiểu (mỗi lần khám): đường, Pr niệu

• GBS (35 tuần- 36 tuần 6 ngày): phòng ngừa RDS

• CTM, Hs máu, HBsAg,..

• Siêu âm: ngôi, tình trạng thai, nhau, ối,..

Tư vấn

• Hướng dẫn sản phụ đếm cử động thai hằng ngày (26-32 tuần): Thai nhi khỏe mạnh thường có khoảng 10 cử động trong 20 phút. Chu kỳ ngủ của bé có thể kéo dài từ 20 đến 40 phút, đếm vào đầu buổi tối,..

• Những dấu hiệu cần đi khám ngay: ra nước, ra máu, đau bụng từng cơn, thai đạp ít,..

• Tư vấn thai phụ phù hợp với tình trạng thai, phân loại thai kì nguy cơ cao







Nhận xét