Khám tiền thai

 Khám tiền thai

Khám tiền sản thường bao gồm 3:

1. Khám sức khỏe tổng quát

Hỏi: 

+ lịch sử tiêm phòng các loại vaccine cần thiết trước khi mang thai như Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu, Cúm

+ Tiền sử bệnh lý nội ngoại khoa, môi trường sống và làm việc

Khám: Mạch, Nhiệt, Nhịp thở, Chiều cao, Cân nặng, Thị lực,...

CLS: CTM, HS máu, TPTNTTP, Siêu âm bụng

2. Khám sức khỏe sinh sản

Nữ: Bất thường giải phẫu, Bệnh lý phụ khoa, Bệnh lây truyền qua đường tình dục... + Siêu âm tử cung buồng trứng, Pap smear, đánh giá mức độ dự trữ trứng, tầm soát ung thư vú

Đối với người chồng: Đánh giá các nguy cơ bất thường di truyền, những thói quen sinh hoạt không tốt,….

3. Đánh giá yếu tố gen di truyền

Các dị tật hình thái bẩm sinh như bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, nứt đốt sống, trật khớp háng, chân khoèo…

Bệnh di truyền như thalassemia, máu khó đông, thiểu năng giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh…

Bệnh thần kinh, động kinh, chậm phát triển tâm thần, hội chứng Down…

Tiền sử sảy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh…

Đối với các trường hợp này, cặp đôi sẽ được chỉ định kiểm tra gen và nhiễm sắc thể để tiên lượng phần trăm đứa con sinh ra có nguy cơ mắc dị tật, từ đó có lời khuyên và định hướng phù hợp.

Những lưu ý khi khám tiền sản

Không đi khám vào những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang đặt thuốc âm đạo.

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất là 3 ngày trước thăm khám.

Nhịn ăn 6 tiếng trước khi khám để đảm bảo độ chính xác của các xét nghiệm tiền sản.

Không sử dụng các chất kích thích trước khi khám.

Trước khi siêu âm ổ bụng nên uống nhiều nước và nhịn tiểu khoảng 1 tiếng để thuận tiện cho việc lấy mẫu.

Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho các kiểm tra.


Nhận xét