CHỦ ĐỀ 1: QUẢN LÝ MỘT TRƯỜNG HỢP XUẤT HUYẾT TỬ CUNG BẤT THƯỜNG
1. Kiểu xuất huyết trong xuất huyết tử cung cơ năng ở trẻ gái trong độ tuổi dậy thì là kiểu nào?
a. Xuất huyết xảy ra giữa chu kỳ kinh
b. Xuất huyết không mang tính chu kỳ
c. Chu kỳ kinh rất dài hay vô kinh
d. Cả ba kiểu bất thường liệt kê trên
2. Hãy xác định mục đích chủ yếu của điều trị điều trị AUB-O ở trong độ tuổi dậy thì?
a. Điều trị triệu chứng, trong khi chờ trục hạ đồi-yên-buồng trứng trưởng thành
b. Điều trị nguyên nhân nhằm khôi phục lại tình trạng phóng noãn bình thường
c. Dự phòng bệnh do phơi bày với estrogen mà không có progesterone đối kháng
d. Tùy tình huống mà có mục tiêu thích hợp, có thể đơn lẽ, là 2 hay là 3 mục tiêu
3. Ở trẻ gái trong độ tuổi dậy thì, cách tiếp cận nào là hợp lý nhất khi có xuất huyết tử cung bất thường?
a. Kháng viêm không steroid hay chất ức chế ly giải fibrin
b. Progesterone hay dydrogesterone định kỳ, từng đợt ngắn
c. Progestogen là chất dẫn xuất của phân tử nor-19 testosterone
d. Tạo đỉnh LH nội sinh bằng GnRH ngoại sinh gây phóng noãn
4. Quản lý AUB-O trong tuổi sinh sản, khi nào phải định lượng nội tiết của trục hạ đồi-yên-buồng trứng?
a. Khảo sát đánh giá nguyên nhân
b. Theo dõi trong quá trình điều trị
c. Đánh giá hiệu quả của việc điều trị
d. Dùng cho cả ba mục đích trên
5. Hãy xác định mục đích chủ yếu của điều trị điều trị AUB-O ở trong độ tuổi sinh sản?
a. Tái lập lại phóng noãn bình thường để có thai
b. Cầm máu và dự phòng chảy máu tái diễn sau đó
c. Phòng tránh tăng sinh và ung thư nội mạc tử cung
d. Tùy tình huống để đặt ra mục tiêu điều trị thích hợp
6. Trong các bệnh lý liệt kê dưới đây, bệnh lý nào được xem là yếu yố thuận lợi của tăng sinh nội mạc tử cung?
a. U tuyến yên chế tiết prolactine (u tuyến yên loại microadenoma)
b. Rối loạn phóng noãn loại WHO I (nguyên nhân tổn thương hạ đồi)
c. Rối loạn phóng noãn loại WHO III (nguyên nhân suy tuyến sinh dục)
d. Rối loạn phóng noãn loại WHO II (nguyên nhân khác WHO I và III)
7. Hãy xác định vấn đề cốt lõi và là mục tiêu phải giải quyết cho AUB-O ở độ tuổi tiền mãn kinh?
a. Thiếu hụt estrogen và inhibin B do đó không tạo được feedback âm lên tầng trên
b. Đáp ứng bằng đỉnh gonadotropin của tuyến yên với estrogen 2nd feedback bị mất
c. Nội mạc tử cung liên tục bị kích thích bởi estrogen, không có progesterone đối kháng
d. Ba vấn đề trên cùng là rất quan trọng trong quan lý AUB-O ở độ tuổi tiền mãn kinh
Tình huống thứ nhất của chủ đề 1:
Bé L. 16 tuổi, đến khám vì có kinh nhiều kéo dài, xuất hiện lần thứ nhì.
Dậy thì năm 12 tuổi. Kinh đều, ổn định ngay sau vài lần có kinh đầu.
Đột ngột bị rong kinh từ lần hành kinh trước. Lần đó, kinh ra rất nhiều và kéo dài, nhưng sau 10 ngày tình trạng rong kinh tự chấm
dứt. Lần đó, bé L. được yêu cầu siêu âm, kết quả không ghi nhận bất cứ bất thường thực thể nào ở tử cung và phần phụ.
Kinh lần này đúng ngày, có đặc điểm như lần trước.
8. Thông tin nào là chìa khóa gợi ý định hướng chẩn đoán?
a. Không có tổn thương thực thể của tử cung và hai phần phụ trên siêu âm
b. Tuổi, tuổi có kinh lần đầu, thời gian để ổn định, khoảng cách đến hiện tại
c. Đã có thời gian dài hành kinh bình thường, kiểu xuất huyết là có kinh kéo dài
d. Không thể có định hướng bằng cách dùng đơn lẽ một trong ba thành tố trên
9. Bạn buộc phải nghĩ đến nguyên nhân nào trước tiên để tiến hành xác định hay loại trừ?
a. AUB-C
b. AUB-O
c. AUB-P
d. AUB-E
10. Bạn sẽ phải cần đến khảo sát nào để khẳng định/loại trừ chẩn đoán?
a. Huyết đồ, đông cầm máu
b. Định lượng gonadotropin
c. Định lượng các steroids
d. Siêu âm Doppler
Tình huống thứ nhì của chủ đề 1:
Bà L. 43 tuổi, PARA 2002, con nhỏ 10 tuổi, đến khám vì xuất huyết tử cung bất thường sau dùng thuốc tránh thai khẩn cấp.
Bà L. có kinh đều, hiện chu kỳ 23 ngày, lượng thay đổi, kéo dài 2-3 ngày. Biết có u xơ-cơ tử cung FIGO 4, d = 20 mm từ vài năm nay.
Ba tuần trước, vào ngày thứ 10 của chu kỳ, bà L. có dùng một viên Postinor 1® một ngày sau giao hợp.
Bà L. bắt đầu có kinh từ một tuần trước, tuy nhiên lượng kinh rất ít, đến hôm nay vẫn chưa dứt.
11. Hãy cho biết định hướng chẩn đoán ưu tiên nhất của bạn?
a. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến thai kỳ
b. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến phóng noãn
c. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến dùng thuốc
d. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến u xơ-cơ tử cung
12. Trong các khả năng liệt kê sau, khả năng nào là thấp nhất?
a. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến thai kỳ
b. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến phóng noãn
c. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến dùng thuốc
d. Xuất huyết tử cung bất thường liên quan đến u xơ-cơ tử cung
13. Cần làm thêm khảo sát nào ngay để định hướng/xác định chẩn đoán?
a. Định lượng nội tiết
b. Siêu âm grey-scale
c. Siêu âm Doppler
d. Cộng hưởng từ
CHỦ ĐỀ 2: QUẢN LÝ BỆNH LÂY QUA TÌNH DỤC
14. Trong thiết lập chẩn đoán nhiễm các tác nhân lây qua tình dục sau, khảo sát dưới kính hiển vi được xem là là test đầu tay để khảo
sát nhiễm loại tác nhân nào?
a. Chlamydia trachomatis
b. Haemophillus ducreyi
c. Treponema pallidum
d. Trichomonas vaginalis
15. Chlamydia trachomatis sẽ bị diệt bởi kháng sinh khi nó ở dạng thức nào trong vòng đời của nó?
a. Thể nhiễm cơ bản, ngoài tế bào (EB)
b. Thể lưới, bên trong bào tương (RB)
c. Thể sai, bên trong bào tương (AB)
d. Cả 3 dạng trên, cả trong lẫn ngoài tế bào
16. Nhận định nào về khả năng lây truyền các bệnh lây qua tình dục (STD) là đúng?
a. Khả năng lây STD thay đổi tùy theo kiểu quan hệ tình dục là đồng giới hay là khác giới
b. Khả năng lây STD thay đổi theo loại tác nhân gây bệnh lây qua tình dục là tác nhân nào
c. Khả năng lây STD thay đổi theo kiểu quan hệ tình dục là bằng ngả âm đạo hay hậu môn
d. Khả năng lây STD thay đổi và tùy thuộc vào tất cả các yếu tố được liệt kê ở các câu trên
17. Hai thuốc điều trị nhiễm Trichomonas vaginalis là tinidazole và metronidazole có điểm nào giống nhau?
a. Khi dùng chung với rượu, cả 2 cùng gây tăng ngộ độc
b. Mức độ của tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như nhau
c. Hiệu quả của điều trị của chúng tương đương nhau
d. Đặc điểm dược động học của chúng tương tự nhau
18. CDC khuyến cáo điều gì khi điều trị nhiễm Trichomonas vaginalis?
a. Nên kiêng các hoạt động tình dục trong thời gian đang điều trị
b. Ưu tiên cho điều trị đa liều dài ngày hơn là chọn điều trị đơn liều
c. Chỉ điều trị khi đã xác định qua soi tươi, nhuộm, NAAT hay cấy
d. Phối hợp điều trị đường uống và tại chỗ làm tăng hiệu quả điều trị
19. Sau khi bị nhiễm Chlamydia trachomatis, nếu không được phát hiện và không được điều trị, cơ thể sẽ tự thanh thải vi khuẩn này
như thế nào?
a. Phần lớn phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis sẽ thanh thải thành công vi khuẩn, và thường không mắc di chứng
b. Phần lớn phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis sẽ thanh thải thành công vi khuẩn, nhưng thường vẫn mắc di chứng
c. Rất ít phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis sẽ tự thanh thải thành công vi khuẩn, và hầu như luôn để lại di chứng
d. Rất ít phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis sẽ tự thanh thải thành công vi khuẩn, dẫn đến trạng thái tồn tại kéo dài
20. Trong tiến trình thực hiện điều trị một bệnh nhân viêm vùng chậu cấp, cần lưu ý điều gì?
a. Bắt buộc phải loại trừ khả năng có viêm ruột thừa trước khi bắt đầu điều trị viêm vùng chậu cấp
b. Bắt buộc phải có chỉ định điều trị ngoại khoa một khi đã xác định là có áp-xe tai vòi buồng trứng
c. Bắt buộc phải điều trị phối hợp nhiều loại kháng sinh, trong đó có ít nhất một kháng sinh cho kỵ khí
d. Bắt buộc phải xét nghiệm HIV, do kết quả HIV dương hay âm tính có thể làm thay đổi cách điều trị
Tình huống thứ nhất của chủ đề 2:
Cô A. 33 tuổi, PARA 0010, khám vì hiếm muộn. 7 năm trước, cô A. bị mổ nội soi xẻ vòi Fallope trái lấy khối thai ngoài tử cung.
Khi mổ, ghi nhận có các dãi dính quanh phần phụ và vùng chậu, ứ dịch vòi Fallope phải và viêm dính vùng trên gan. Căn cứ vào dấu
hiệu thấy được khi mổ, người ta quyết định cho cô A. uống Doxycyclin, 200 mg mỗi ngày, kéo dài trong 1 tuần sau khi mổ xong.
Khảo sát huyết thanh Chlamydia trachomatis cho kết quả IgM và IgG cùng âm tính. NAAT Chlamydia trachomatis âm tính.
21. Hãy nhận định về tình trạng nhiễm Chlamydia trachomatis ở cô A.?
a. Cô A. chưa từng nhiễm Chlamydia trachomatis. Hiện không có bằng chứng của nhiễm
b. Cô A. đã từng nhiễm Chlamydia trachomatis. Hiện tại không còn có vi khuẩn trong cơ thể
c. Cô A. đã từng nhiễm Chlamydia trachomatis. Hiện tại vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong cơ thể
d. Cô A. đã từng nhiễm Chlamydia trachomatis. Chưa xác định được tình trạng hiện tại của nhiễm khuẩn
22. Hôm nay, có cần thiết phải khảo sát nhiễm Chlamydia ở chồng của cô A. không?
a. Không, vì không có chứng cứ của nhiễm Chlamydia trachomatis
b. Không, vì hiện tại cô A. không còn Chlamydia trachomatis
c. Nên làm, nhưng dù kết quả ra sao thì điều trị cũng không đổi
d. Rất cần, vì cô A. đã từng nhiễm Chlamydia trachomatis
23. Hôm nay, cô A. được siêu âm, nghi ngờ có ứ dịch vòi Fallope 2 bên. Vì thế, bạn quyết định cho cô A. chụp cản quang buồng tử
cung-vòi Fallope để xác định. Hãy cho biết bạn sẽ chọn loại kháng sinh nào để chuẩn bị chụp X-quang?
a. Azithromycin
b. Betalactamin
c. Clindamycin
d. Doxycyclin
Tình huống thứ nhì của chủ đề 2:
Cô B., 25 tuổi, lập gia đình được 6 tháng, PARA 0000, đi khám sức khỏe để xin việc làm cho một công ty thiết bị y tế của Mỹ.
Tại công ty này, họ thực hiện tầm soát giang mai bằng test đầu tay là BioPlex Syphilis IgG (có bản chất là một test treponemal). Kết
quả BioPlex Syphilis IgG của cô B. dương tính.
Cô B. khẳng định rằng kể từ khi có quan hệ tình dục, cô chưa từng có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào của giang mai (săng và sẩn).
24. Bạn sẽ làm gì tiếp theo cho cô B.?
a. Do test đã làm là test treponemal, có kết quả dương tính, nên sẽ điều trị giang mai cho cô B., không cần làm thêm test khác
b. Do chỉ mới có test treponemal dương, nên cần thêm test non-treponemal để loại khả năng dương giả của test treponemal
c. Do chỉ mới có test treponemal dương, nên cần thêm test non-treponemal để khảo sát hiệu giá và diễn biến của hiệu giá
d. Qui trình tầm soát giang mai của công ty đó là sai. Tôi phải làm lại từ đầu, trước tiên bằng một test non-treponemal
25. Hãy cho biết ý kiến của bạn về việc dùng một test treponemal như test đầu tay cho chẩn đoán giang mai?
a. Chiến lược này chỉ hợp lý khi cơ sở thực hành không làm được test non-treponemal
b. Chiến lược này chỉ hợp lý khi đã có triệu chứng lâm sàng gợi ý nhiễm giang mai
c. Hoàn toàn có thể chấp nhận chiến lược tiếp cận hợp lý của công ty này
d. Hoàn toàn phản đối chiến lược tiếp cận của công ty này do rất phi lý
26. Bạn có cần phải thực hiện test tầm soát/chẩn đoán giang mai cho chồng của cô B. không?
a. Chưa biết, còn tùy theo hiệu giá của test non-treponemal của cô ta
b. Chưa biết, còn tùy theo diễn biến của hiệu giá của test non-treponemal của cô ta
c. Chưa biết, còn tùy theo kết quả khám lâm sàng tìm các tổn thương giang mai ở cô ta
d. Bắt buộc phải tầm soát, bất chấp kết quả khám lâm sàng và test non-treponemal ra sao
CHỦ ĐỀ 3: TIẾT DỊCH ÂM ĐẠO BẤT THƯỜNG. TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỦA CỔ TỬ CUNG
27. Điều trị bằng GnRH agonist dài ngày là điều kiện thuận lợi của tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường nào?
a. Viêm âm đạo do nấm Candida albicans
b. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
c. Loạn khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis)
d. Điều trị này liên quan với cả 3 bệnh lý trên
28. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là điều kiện thuận lợi của tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường nào?
a. Viêm âm đạo do nấm Candida albicans
b. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
c. Loạn khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis)
d. PCOS có liên quan với cả 3 bệnh lý trên
29. Chọn điều trị nào cho một người mắc đái tháo đường type II có viêm âm đạo do Candida sp.?
a. Điều trị đơn liều bằng -azole đường uống
b. Điều trị đa liều dài ngày bằng -azole đường uống
c. Điều trị đơn liều bằng -azole đường âm đạo
d. Điều trị đơn liều dài ngày bằng -azole đường âm đạo
30. Hãy xác định mục tiêu của việc thực hiện test Lugol khi soi cổ tử cung?
a. Để phân biệt biểu mô lát non và trưởng thành
b. Để nhận diện được ranh giới vùng chuyển tiếp
c. Để xác định vị trí thực hiện sinh thiết cổ tử cung
d. Thực hiện test Lugol nhằm vào cả 3 mục đích trên
31. Hãy xác định mục tiêu của việc thực hiện test acid acetic khi soi cổ tử cung?
a. Phát hiện các vùng biểu mô lát có độ dầy bất thường
b. Phát hiện các vùng biểu mô lát có đậm độ protein tế bào cao
c. Phát hiện các vùng biểu mô lát với mô đệm có nhiều nhú tân mạch
d. Giúp xác định rõ ràng ranh giới chuyển tiếp lát-trụ mới
32. Khuẩn hệ âm đạo được chia ra các kiểu trạng thái khuẩn hệ. Khái niệm này phải được hiểu như thế nào?
a. Các kiểu trạng thái khuẩn hệ được phân biệt thành kiểu bệnh lý (IV) hay kiểu lành mạnh (I, II, III, V)
b. Các kiểu trạng thái khuẩn hệ được phân biệt theo thành phần chính là chủng Lactobacilli nào và lý tính
c. Các kiểu trạng thái khuẩn hệ được phân biệt theo tỉ lệ của các khuẩn Lactobacilli so với các khuẩn khác
d. Các kiểu trạng thái khuẩn hệ được phân biệt theo khả năng bảo vệ âm đạo một cách hiệu quả hay không
33. Điều kiện nào là cốt lõi đảm bảo cho tiến trình chuyển sản gai để làm lành các lộ tuyến cổ tử cung?
a. Có đủ estrogen
b. Có đủ progesterone
c. Có đủ Lactobacilli
d. pH acid của âm đạo
Tình huống thứ nhất của chủ đề 3:
Cô C. 22 tuổi, PARA 0000, vừa lập gia đình vài tháng nay, đến khám vì tiết dịch âm đạo. Cô chưa có ý định sanh con.
Dậy thì năm 12 tuổi. Chu kỳ kinh đều. Không ghi nhận xuất huyết tử cung bất thường. Tiết dịch âm đạo xuất hiện một thời gian ngắn
sau khi dậy thì, thường xuyên, không triệu chứng đi kèm, gây ẩm ướt và khó chịu. Tuy nhiên, tính chất không thay đổi cho đến nay.
Soi cổ tử cung ghi nhận lộ tuyến rộng, sát thành âm đạo. Ranh giới lát-trụ sắc nét và rõ, không tái tạo, không thấy vùng chuyển tiếp.
Khảo sát dịch tiết âm đạo ghi nhận pH âm đạo mất tính acid. Lactobacilli ưu thế. Vài bào tử nấm. Không có bạch cầu đa nhân.
34. Hãy nhận định về tình trạng tiết dịch âm đạo ở cô C.?
a. Là dấu hiệu của loạn khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis)
b. Là dấu hiệu của rối loạn thành phần nấm hệ âm đạo
c. Là dấu hiệu của thiếu hụt estrogen từ buồng trứng
d. Là dấu hiệu của một lộ tuyến cổ tử cung sinh lý
35. Bạn sẽ làm gì để giải quyết các vấn đề của cô C.?
a. Tiến hành điều trị bằng metronidazole
b. Tiến hành điều trị bằng clotrimazole
c. Tiến hành điều trị phá hủy lộ tuyến
d. Tư vấn về tình trạng tiết dịch âm đạo
36. Bên cạnh hành động mà bạn đã cho biết ở câu trên, bạn còn cần làm thêm gì khác?
a. Điều trị bổ sung probiotics
b. Điều trị bổ sung estrogen tại chỗ
c. Dùng acid boricđiều chỉnh pH âm đạo
d. Ngoài tư vấn ra, không cần điều trị khác
Tình huống thứ nhì của chủ đề 3:
Bà D., 30 tuổi, PARA 2002, đến khám để chuẩn bị nhập viện phẫu thuật bóc u buồng trứng, với khả năng rất cao là u quái.
Khám mỏ vịt ghi nhận âm đạo có đọng ít dịch tiết loãng, không mùi. Cổ tử cung có hình ảnh của một vài nang Naboth, không hình
ảnh của lộ tuyến. Khám âm đạo không ghi nhận bất thường ở tử cung và hai phần phụ.
Khảo sát dịch âm đạo ghi nhận pH = 4.8. Soi tươi và nhuộm Gram ghi nhận rất ít khuẩn Doderlein, và nhiều trực cầu khuẩn đa hình,
có hiện diện tế bào bề mặt, không có bạch cầu, không có vi nấm hạt men, không có T. vaginalis, không có clue cells.
37. Bạn sẽ xử lý nang Naboth ở bà D. ra sao?
a. Chờ nang tự mất đi khi đi điều trị thành công tiết dịch âm đạo
b. Điều trị phá hủy nang Naboth cùng với điều trị tiết dịch âm đạo
c. Điều trị phá hủy nang Naboth sau khi điều trị tiết dịch âm đạo
d. Không thực hiện điều trị chuyên biệt nào cho nang Naboth này
38. Bạn kết luận ra sao về tình trạng Bacterial vaginosis ở bà D.?
a. Xác định rằng bà D. đang có tình trạng Bacterial vaginosis, và cần phải điều trị
b. Xác định rằng bà D. đang có tình trạng Bacterial vaginosis, nhưng chưa cần phải điều trị
c. Hiện không đủ tiêu chuẩn để xác lập chẩn đoán Bacterial vaginosis ở bà D.
d. Xác định rằng bà D. không có tình trạng Bacterial vaginosis, với kiểu khuẩn hệ là CST IV
39. Bà D. hỏi rằng phải chuẩn bị gì thêm về tình trạng tiết dịch trước khi phẫu thuật hay không?
a. Vì tôi đã chọn phương án (b) ở câu 15, nên tôi sẽ không điều trị tình trạng tiết dịch âm đạo trước phẫu thuật
b. Vì là phẫu thuật đơn thuần ở buồng trứng, nên tôi sẽ không điều trị tình trạng tiết dịch âm đạo trước phẫu thuật
c. Vì là phẫu thuật can thiệp trên vùng chậu, nên tôi phải điều trị đặc hiệu bacterial vaginosis trước phẫu thuật
d. Vì là phẫu thuật can thiệp trên vùng chậu, nên tôi sẽ điều trị với thuốc đặt đa giá không đặc hiệu trước phẫu thuật
CHỦ ĐỀ 4: TỔN THƯƠNG TRONG BIỂU MÔ LÁT CỦA CỔ TỬ CUNG
40. Hãy cho biết lợi điểm của việc dùng hệ thống danh pháp mô học 2 bậc các tổn thương trong biểu mô lát (-SIL)?
a. Hệ thống danh pháp mô học 2 bậc tránh được việc quản lý quá tay các tổn thương CIN2
b. Hệ thống danh pháp mô học 2 bậc tránh được bỏ sót trong quản lý các tổn thương CIN2
c. Hệ thống danh pháp mô học 2 bậc nhất quán với hệ thống danh pháp tế bào học Bethesda
d. Cả ba điểm trên là lợi điểm của hệ thống danh pháp mô học 2 bậc so với hệ danh pháp 3 bậc
41. Luận điểm hiện đại về diễn biến tự nhiên của ung thư cổ tử cung nhấn mạnh đến vấn đề chính yếu nào?
a. Nhiễm HPV là điều kiện cần nhưng chưa đủ để dẫn đến tổn thương trong biểu mô lát cổ tử cung
b. Tân sinh biểu mô cổ tử cung luôn bắt đầu bằng tổn thương mức độ thấp, sau đó mức độ sẽ nặng dần
c. Tổn thương trong biểu mô lát chỉ diễn biến theo một chiều và không thể quay lại tổn thương nhẹ hơn
d. HPV hiện diện trong tế bào của tổn thương biểu mô lát không tích hợp genome của nó với genome tế bào
42. Hãy so sánh hai chiến lược tầm soát sơ cấp ung thư cổ tử cung bằng co-testing và bằng HPV testing?
a. Kết quả tầm soát sơ cấp ung thư cổ tử cung bằng HPV testing khó diễn giải hơn kết quả tầm soát bằng co-testing
b. Việc tầm soát sơ cấp ung thư cổ tử cung bằng HPV testing sẽ giúp loại bỏ yếu tố chủ quan do người đọc tế bào
c. Tầm soát sơ cấp bằng HPV testing nhằm vào giá trị dự báo dương có HSIL, còn co-testing nhằm vào dự báo âm
d. Bản chất của HPV testing chỉ là phiên bản đơn giản của co-testing, trong đó bỏ qua phần khảo sát tế bào học
43. Test HPV testing có giá trị giúp phân tầng nguy cơ và định hướng quản lý đối với loại tổn thương nào?
a. ASC-US
b. LSIL
c. HSIL
d. AIS
44. Kết luận như thế nào khi một phết tế bào tầm soát tổn thương trong biểu mô lát cổ tử cung cho kết quả là ASC-US?
a. Dự báo dương cao có tổn thương trong biểu mô lát cổ tử cung độ thấp
b. Dự báo dương cao có tổn thương trong biểu mô lát cổ tử cung
c. Kết quả tầm soát dương tính với tổn thương trong biểu mô lát cổ tử cung
d. Kết quả tầm soát dương tính với tổn thương trong biểu mô lát cổ tử cung độ thấp
45. Một trường hợp HSIL, được xử lý bằng cắt bỏ tổn thương bằng vòng LEEP. Khảo sát mô bệnh học bệnh phẩm từ LEEP thấy có
AIS ở sát bờ phẫu thuật. Thái độ xử trí tiếp theo nào là thích hợp?
a. Khoét chóp cổ tử cung
b. Cắt tử cung toàn phần đơn giản
c. Theo dõi bằng pap’s test
d. Theo dõi bằng co-testing
46. Vaccine phòng ngừa HPV, lời khuyên/nhận định nào sau đây là chính xác?
a. Các cá thể dù đã nhiễm HPV trước đó, hay đã có tổn thương trong biểu mô lát vẫn nên được tiêm vaccine
b. Cần thực hiện HPV testing trước khi tiêm để quyết định tiêm/không tiêm cũng như loại vaccine cần tiêm
c. Do vaccine kích hoạt miễn nhiễm nên có thể gây thoái lui tổn thương trong biểu mô lát ở một số trường hợp
d. Do vaccine dùng virus giảm độc lực nên trong một số ít trường hợp có thể gây ra ung thư cổ tử cung
Tình huống thứ nhất của chủ đề 4:
Bà G. 42 tuổi, PARA 2002, đến vì kết quả khoét chóp cổ tử cung bằng dao điện là carcinoma in situ.
Trước đó, bà G. có một kết quả tế bào học cổ tử cung tầm soát là LSIL. Vì thế, bà được soi cổ tử cung và sinh thiết dưới soi cho kết
quả HSIL. Bà được chỉ định thực hiện khoét chóp cổ tử cung bằng dao điện. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy hiện diện của 2 vùng có
tổn thương trong biểu mô lát, một là HSIL và một là carcinoma in situ, cùng nằm cách bờ phẫu thuật 5 mm.
47. Hãy xác định chẩn đoán của bà G.?
a. LSIL
b. HSIL
c. Carcinoma in situ
d. Tối thiểu là carcinoma in situ, có thể nặng hơn
48. Nội dung của can thiệp điều trị tiếp theo cho bà G. sẽ là gì?
a. Chỉ theo dõi bằng phết tế bào và soi cổ tử cung, không can thiệp gì thêm
b. Thực hiện lại khoét chóp bằng dao lạnh, rộng hơn phạm vi khoét chóp cũ
c. Thực hiện cắt tử cung toàn phần đơn giản, có hay không kèm cắt hai phần phụ
d. Thực hiện cắt tử cung toàn phần, lấy rộng chu cung, lấy dài âm đạo, nạo hạch chậu
49. Trước khi can thiệp như trên, bạn cần thực hiện thêm khảo sát nào cho bà G.?
a. Trong câu trước tôi đã chọn A
b. Tôi sẽ thực hiện HPV testing
c. MRI loại trừ di căn hạch chậu
d. Nạo sinh thiết kênh tử cung
Tình huống thứ nhì của chủ đề 4:
Cô H. 20 tuổi, PARA 0000. Đến khám sau hai năm có quan hệ với vài bạn tình, mỗi người trong khoảng vài tháng.
Cô đặt ra yêu cầu được thực hiện phết tế bào cổ tử cung, nhưng lại từ chối việc thực hiện tiêm phòng HPV vì e ngại các biến chứng.
Bạn đã thực hiện tầm soát bằng phết tế bào cổ điển cho cô H. Kết quả trả về là LSIL, với hiện diện của koïlocytes.
50. Ở thời điểm này, bạn cần làm gì cho cô H.?
a. Hẹn làm lại phết cổ tử cung sau 12-24 tháng nữa
b. Làm lại ngay phết nền nước để có thêm thông tin
c. Làm lại ngay co-testing để có thêm thông tin
d. Soi cổ tử cung kèm nạo kênh tử cung
51. Cô H. hỏi rằng có quá muộn để tiêm phòng HPV không. Bạn sẽ trả lời cô H. ra sao?
a. Không cần tiêm phòng, do đã có bằng chứng của nhiễm HPV trên tế bào học là koïlocytes
b. Quyết định tiêm phòng hay không còn tùy thuộc kết quả type HPV cung cấp bởi co-testing
c. Quyết định tiêm phòng vẫn có lợi, không cần chờ đợi thêm các kết quả của khảo sát khác
d. Vẫn tiêm phòng nhưng buộc phải cần trì hoãn thời điểm tiêm cho đến khi LSIL đã thoái lui
52. Cô H. hỏi rằng nếu cần phải tiêm phòng HPV cô ta phải tiêm loại vaccine nào. Bạn sẽ trả lời cô H. ra sao?
a. Tốt nhất là nhị giá
b. Tốt nhất là tứ giá
c. Tốt nhất là cửu giá
d. Loại nào cũng được
CHỦ ĐỀ 5: QUẢN LÝ MỘT KHỐI Ở PHẦN PHỤ
53. Đặc điểm chung của các cấu trúc cơ năng của buồng trứng là gì?
a. Là hệ quả của bất thường hoạt động trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng hay của hCG
b. Chỉ tồn tại ngắn hạn, và sẽ biến mất khi yếu tố dẫn đến hình thành cấu trúc này mất đi
c. Can thiệp bằng steroid ngoại sinh thường là kém hay không hiệu quả trên các cấu trúc này
d. Cả ba đặc điểm trên cùng là các điểm đặc trưng của các cấu trúc cơ năng của buồng trứng
54. Bạn khám một khối ở buồng trứng và nghĩ rằng đó là cấu trúc cơ năng. Làm gì để định hướng?
a. Căn cứ vào mối liên hệ giữa sự xuất hiện và tồn tại khối này với các sự kiện trong chu kỳ buồng trứng
b. Định lượng các hormone gonadotropin tuyến yên, steroid sinh dục và human Chorionic Gonadotropin
c. Căn cứ vào đặc điểm hình ảnh và phân loại hình ảnh (IOTA) cũng như các chỉ báo sinh học của khối u
d. Trước tiên, phải chắc rằng đó không phải là cấu trúc thực thể. “Cấu trúc cơ năng” chỉ là chẩn đoán loại trừ
55. Đặc điểm chung của các cấu trúc thực thể không tân lập của buồng trứng là gì?
a. Luôn có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp làm giảm chức năng sinh sản
b. Quản lý các cấu trúc thực thể không tân lập luôn là quản lý ngoại khoa
c. Do là cấu trúc có bản chất không tân lập nên rất hiếm khi có triệu chứng
d. Do là cấu trúc có bản chất không tân lập nên không bao giờ là ác tính
56. Bạn khám một khối ở phần phụ và nghĩ rằng đó là cấu trúc thực thể không tân lập. Làm gì để định hướng?
a. Dựa vào bệnh sử với các vấn đề chủ đặc trưng, kèm theo bệnh sử là các đặc điểm hình ảnh học mang tính chất gợi ý
b. Dựa vào bệnh sử nghèo nàn, không có triệu chứng hay dữ kiện hình ảnh định hướng u tân lập hay cấu trúc cơ năng
c. Chỉ được phép khẳng định khối này là “khối không tân lập” sau khi đã loại trừ được khả năng khối này là u tân lập
d. Chỉ được phép khẳng định khối này là “khối không tân lập” sau khi đã được xác nhận bằng kết quả giải phẫu bệnh
57. Đặc điểm chung của các cấu trúc thực thể tân lập của buồng trứng là gì? Chọn một câu đúng
a. Do là cấu trúc có bản chất tân lập nên các cấu trúc này thường biểu hiện bằng các triệu chứng cơ năng gợi ý
b. Với các biện pháp thăm dò hiện có, trước khi phẫu thuật, có thể xác định một cách tin cậy khả năng ác tính
c. Xuất độ của ác tính là đáng lưu ý, tùy thuộc vào nguồn gốc phôi học và phân loại mô bệnh học của chúng
d. Ngay cả các cấu trúc thực thể tân lập lành tính của buồng trứng cũng có khả năng tái phát sau mổ rất cao
58. Trong các loại u xuất phát từ tế bào mầm kể sau, loại u nào có tỉ lệ ác tính cao?
a. Các u nghịch phôi phát triển theo hướng cấu trúc ngoài phôi (yolk-sac)
b. Các u nghịch phôi phát triển theo hướng cấu trúc phôi với một kiểu mô (giáp…)
c. Các u nghịch mầm của tế bào dòng sinh dục chưa hoàn thành meiosis I
d. Khả năng ác tính là rất cao ở cả ba loại u xuất phát từ tế bào mầm kể trên
59. Hãy cho biết vấn đề khó khăn nhất phải đối phó khi thực hiện chẩn đoán khối ở phần phụ là gì?
a. Phân biệt đây là cấu trúc chức năng hay đây là cấu trúc thực thể
b. Phân biệt đây là cấu trúc thực thể không tân lập hay đây là cấu trúc thực thể tân lập
c. Phân biệt đây là cấu trúc thực thể tân lập lành tính hay đây là cấu trúc thực thể tân lập ác tính
d. Phân loại mô bệnh học the WHO các khối u ác tính trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị chúng
Tình huống thứ nhất của chủ đề 5:
Bà O. 41 tuổi, PARA 2002, con nhỏ 8 tuổi. Đến khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phát hiện u vùng chậu.
Không có bất cứ triệu chứng cơ năng đặc biệt nào. Không dùng bất cứ phương pháp tránh thai nào.
Siêu âm hôm nay ghi nhận tử cung dAP 39 mm, không bất thường về cấu trúc. Hai buồng trứng có cấu trúc bình thường. Cạnh buồng
trứng phải là một cấu trúc phản âm trống, có vách không hoàn toàn, 8*4*3 cm. Cạnh buồng trứng trái là một cấu trúc phản âm trống,
có vách không hoàn toàn, 7*3*2 cm. Doppler không thấy dấu hiệu bất thường.
60. Bạn nhận định gì về các cấu trúc được nhìn thấy qua siêu âm ở bà O.?
a. Khả năng cao đó là một cấu trúc cơ năng ở phần phụ
b. Khả năng cao đó là một cấu trúc thực thể không tân lập
c. Khả năng cao đó là một cấu trúc thực thể tân lập lành tính
d. Khả năng cao đó là một cấu trúc thực thể tân lập ác tính
61. Hãy xác định khảo sát nào là cần thiết nhất cho bà O. trước khi xây dựng kế hoạch điều trị cho bà ta?
a. Khảo sát trục Hạ đồi-Yên-Buồng trứng
b. Khảo sát các bệnh lây qua tình dục
c. Đánh giá tình trạng endometriosis
d. Đánh giá nguy cơ với ROMA test
62. Hãy cho biết kế hoạch quản lý tình trạng của bà O.?
a. Hoàn toàn không có chỉ định can thiệp nội/ngoại khoa
b. Điều trị sẽ thiên về ngoại khoa nhằm lấy bỏ cấu trúc này
c. Điều trị sẽ thiên về nội khoa nhằm giải quyết nguyên nhân
d. Cần biết thêm yếu tố khác vì sẽ ảnh hưởng đến quyết định điều trị
Tình huống thứ nhì của chủ đề 5:
Cô P., 25 tuổi., PARA 0000, đang được mổ nội soi cấp cứu vì đau bụng cấp.
Cô P. chưa lập gia đình, nhập viện vì đau bụng cấp. Tiền sử không ghi nhận bất thường, ngoại trừ thống kinh từ bé.
Khi đưa camera vào, ghi nhận vùng chậu có khoảng 50 ml dịch nâu chocolate. Vùng chậu dính chặt, không phân biệt được các cấu
trúc giải phẫu, ngoại trừ nhìn thấy buồng trứng trái bị vỡ trên một đoạn dài 3 cm, để lộ đáy lót mô màu vàng nâu, chứa dịch chocolate.
63. Bạn nhận định gì về khối ở buồng trứng trái của cô P.?
a. Khả năng cao đó là một cấu trúc cơ năng của buồng trứng
b. Khả năng cao đó là một cấu trúc thực thể không tân lập của phần phụ
c. Khả năng cao đó là một cấu trúc thực thể tân lập, nhiều khả năng là lành tính của buồng trứng
d. Khả năng cao đó là một cấu trúc thực thể tân lập của buồng trứng, khả năng lành tính là rất thấp
64. Bạn sẽ tiếp tục cuộc mổ như thế nào?
a. Kết thúc cuộc mổ mà không can thiệp gì thêm
b. Chỉ sinh thiết khối nang bị vỡ, không cố lấy u
c. Cố gắng giải phóng và lấy trọn khối u bị vỡ
d. Cố gắng giảm khối tế bào ác tính, tạo thuận lợi cho hóa trị
65. Bạn sẽ nói gì với cô P. sau khi mổ xong, trước khi cô ta ra viện?
a. Chờ kết quả giải phẫu bệnh để quyết định hóa liệu pháp
b. Dự kiến sẽ thực hiện phẫu thuật second look sau điều trị
c. Nên điều trị bằng các nội tiết ngoại sinh chuyên biệt
d. Không cần đến điều trị đặc hiệu sau phẫu thuật
CHỦ ĐỀ 6: QUẢN LÝ MỘT TRƯỜNG HỢP U XƠ-CƠ TỬ CUNG
66. Trong các trường hợp liệt kê sau, trường hợp nào có chỉ định tuyệt đối của can thiệp bằng nội khoa?
a. U xơ tử cung với biến dạng buồng tử cung gây kết cục sinh sản xấu
b. AUB-A do adenomyosis lan tỏa kèm tăng sinh nội mạc tử cung
c. Adenomyosis kèm endometriosis thâm nhiễm sâu ở niệu quản
d. AUB-L do u xơ tử cung có vị trí dưới niêm mạc (FIGO 0/1)
67. Trong các trường hợp liệt kê sau, trường hợp nào có chỉ định tuyệt đối của can thiệp bằng ngoại khoa?
a. Đau bụng vùng chậu mạn do endometriosis/adenomyosis
b. AUB-L do u xơ tử cung có vị trí dưới niêm mạc (FIGO 2)
c. AUB-A do adenomyosis lan tỏa kèm nội mạc tử cung dầy
d. Ngoại khoa đóng vai trò thứ yếu cho các chỉ định kể trên
68. So sánh điều trị các vấn đề liên quan đến u xơ-cơ tử cung/adenomyosis bằng hai nhóm chất tương tự GnRH (GnRH analogue)
khác nhau là điều trị với GnRH đối vận (GnRH antagonist) và điều trị với GnRH đồng vận (GnRH agonist), chúng có điểm nào
giống nhau?
a. Các điều trị bằng chất tương tự GnRH cùng cho phép duy trì được nồng độ E2 ở mức tối thiểu cần thiết
b. Các điều trị bằng chất tương tự GnRH cùng nhằm mục đích phong tỏa hoạt động chế tiết gonadotropin
c. Tuyến yên vẫn còn bị ức chế một thời gian dài sau khi kết thúc điều trị bằng các chất tương tự GnRH
d. Các điều trị bằng các chất tương tự GnRH cùng giống nhau ở tất cả các vấn đề đã được liệt kê trên
69. So sánh điều trị u-xơ cơ tử cung bằng UPA và bằng GnRH agonist, chúng có gì giống nhau?
a. Giống nhau về hiệu quả làm giảm thể tích khối u xơ-cơ tử cung
b. Giống nhau về hiệu quả khống chế chảy máu tức thì và dài hạn
c. Giống nhau về hiệu quả của khắc phục biến dạng buồng tử cung
d. Giống nhau về khả năng tái phát của khối u xơ sau ngưng thuốc
70. Với một u xơ-cơ tử cung loại FIGO 2 gây AUB-L, hướng điều trị nào là lựa chọn đứng hàng cuối cùng?
a. Selective Progesterone Receptor Modulator
b. Chất tương tự GnRH: agonist hay antagonist
c. Cắt u qua nội soi buồng tử cung phẫu thuật
d. Bóc nhân xơ qua nội soi ổ bụng hay mở bụng
71. Phải dành ưu tiên khảo sát nhóm triệu chứng (vấn đề) nào khi tiếp cận một bệnh nhân có adenomyosis?
a. Đánh giá tình trạng thống kinh và đau bụng vùng chậu mạn
b. Xuất huyết tử cung bất thường do adenomyosis (AUB-A)
c. Tình trạng con và kế hoạch sanh con hay điều trị hiếm muộn
d. Phải đánh giá đồng thời một cách đúng mực cả 3 vấn đề trên
72. Triệu chứng nào của adenomyosis có liên quan/là hệ quả của tình trạng cường estrogen tại chỗ của bệnh lý này?
a. Nội mạc tử cung dầy bất thường
b. Tiền sử thai ngoài tử cung lặp lại
c. Bệnh lý thai kỳ liên quan đến bánh nhau
d. Cả ba cùng liên quan đến cường estrogen tại chỗ
Tình huống thứ nhất của chủ đề 6:
Bà M. 38 tuổi, PARA 0020, đã bị cắt vòi Fallope 2 bên sau 2 lần thai ngoài tử cung. Tiền sử thống kinh, tăng nặng từ vài năm nay.
Vì thế bà được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên bà ta lại bị thai ngoài tử cung sau chuyển phôi vào lòng tử cung. Bà lại
được mổ nội soi lần nữa, kết quả là thai đóng ở sừng tử cung, trên một nền tổn thương Salpingitis Isthmica Nodosa (SIN).
Trước IVF, người ta cho bà M. biết rằng bà có một u xơ-cơ tử cung ở thành sau, FIGO 3. Huyết thanh C. trachomatis IgG, IgM âm.
73. Hãy đưa ra một giả thuyết hợp lý giải thích vì sao bà M. liên tiếp bị thai ngoài tử cung lặp lại?
a. Do di chứng của nhiễm Chlamydia trachomatis
b. Hệ quả của tăng nhu động tử cung nghịch thường
c. Ảnh hưởng của khối u xơ-cơ tử cung thành sau
d. Hệ quả của tình trạng đề kháng với progesterone
74. Bạn sẽ làm gì tiếp theo cho bà M. để khẳng định giả thuyết của bạn?
a. Khảo sát NAAT Chlamydia trachomatis
b. Chụp X-quang vòi trứng có cản quang
c. Cộng hưởng từ khảo sát khối ở tử cung
d. Định lượng estrogen và progesterone
75. Bạn sẽ xử lý như thế nào với khối u xơ-cơ tử cung nhìn thấy được qua siêu âm?
a. Phẫu thuật bóc u xơ-cơ tử cung
b. Điều trị nội khoa với ulipristal acetate
c. Thuyên tắc chọn lọc động mạch tử cung
d. Tự thân khối u này không có chỉ định điều trị
Tình huống thứ nhì của chủ đề 6:
Bà N. 45 tuổi, PARA 2002, đến khám vì kinh nhiều, kéo dài.
Từ hơn 1 năm trước, chu kỳ kinh của bà N. bắt đầu có chiều hướng ngắn dần, hiện chỉ còn 21 ngày. Riêng ba tháng gần đây, bà N.
hành kinh lượng rất nhiều, thời gian hành kinh có khi dài đến hơn 10 ngày, dù chu kỳ vẫn là 21-23 ngày.
Bà N. được siêu âm ngay khi sạch kinh, không ghi nhận bất thường ở cơ tử cung và 2 phần phụ. Bề dầy nội mạc tử cung 3 mm. Ngay
giữa lòng tử cung có vùng phản âm hỗn hợp, d = 2*3 cm. Hiện bà N. không chảy máu.
76. Loại AUB thấy ở bà N. có nhiều khả năng nhất là loại nào?
a. AUB-A
b. AUB-L
c. AUB-O
d. AUB-M
77. Trước tiên, bạn sẽ làm gì cho bà N.?
a. Siêu âm Doppler
b. Cộng hưởng từ vùng chậu
c. Siêu âm bơm nước lòng tử cung
d. Định lượng nội tiết căn bản
78. Bạn sẽ chọn can thiệp nào như can thiệp đầu tay để điều trị tình trạng chảy máu của bà N.?
a. Các progestogen đường uống
b. IUS-LNG (vòng Mirena®)
c. Ulipristal acetate (UPA)
d. Soi buồng tử cung
CHỦ ĐỀ 7: THỰC HÀNH TRÁNH THAI VÀ PHÁ THAI AN TOÀN
79. Một người đang tránh thai rất ổn bằng dụng cụ tử cung chứa Cu++ từ nhiều năm nay, đột nhiên bị xuất huyết tử cung bất thường.
Khả năng nào phải được nghĩ đến trước tiên, với mục đích tìm cách xác nhận/loại trừ trước khi đi tìm hiểu về các khả năng khác?
a. Tác dụng phụ gây rong huyết của dụng cụ tử cung chứa Cu++
b. Tình trạng nhiễm trùng hệ quả của dị vật buồng trong tử cung
c. Dụng cụ tử cung bị di trú khỏi vị trí, xuyên vào cơ tử cung
d. Có thai khi đang mang dụng cụ tử cung tránh thai chứa Cu++
80. Trong các hành động kể sau, hành động nào làm giảm hiệu quả của ECP?
a. Uống ECP ≥ 3 viên trong cùng 1 chu kỳ
b. Uống ≥ 1 loại ECP trong cùng 1 chu kỳ
c. Uống ECP để bổ sung khi quên COCs
d. ECP vẫn giữ nguyên hiệu quả trong cả 3
81. Trong các trường hợp kể sau, ở trường hợp nào thì điều kiện giới hạn việc dùng POP được xếp loại 2?
a. Vị thành niên, đã dậy thì nhưng chưa đủ 18 tuổi
b. Tiền sử phụ khoa đã từng mắc thai ngoài tử cung
c. Đã hết hậu sản, nhưng đang còn cho con bú mẹ
d. U xơ-cơ tử cung không tính đến vị trí của u xơ
82. Trong các trường hợp kể sau, hiệu quả tránh thai của COCs sẽ bị giảm trong trường hợp nào?
a. Ở bệnh nhân lao đang điều trị dài hạn bằng rifampicin, rifabutin
b. Ở bệnh nhân động kinh đang điều trị dài hạn với carbamazepine
c. Ở bệnh nhân nhiễm HIV đang dùng các thuốc ARVs nói chung
d. Cả 3 đối tượng trên nên chọn tránh thai cách khác thay cho COCs
83. Tránh thai dùng estro-progestogen (COC) liều 30 mcg EE có ưu điểm gì hơn liều 20 mcg EE?
a. COC liều 30 mcg ức chế phóng noãn tốt hơn
b. COC liều 30 mcg có chỉ số Pearl thấp hơn
c. COC liều 30 mcg ít gây rong huyết hơn
d. Cả hai loại không khác gì nhau trên thực tế
84. Cần lưu ý gì về dùng kháng sinh dự phòng khi tiến hành đặt dụng cụ tử cung chứa đồng?
a. Nên dùng các kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm beta-lactam
b. Không dùng kháng sinh cho các trường hợp thông thường
c. Nên khảo sát nhiễm C. trachomatis trước đặt, nếu được
d. Kháng sinh nên cho theo dạng liều duy nhất trước đặt
85. Khi dùng mifepristone để phá thai cần lưu ý đến đặc điểm gì?
a. Liều mifepristone phải dùng thay đổi tùy tuổi thai
b. Mifepristone có khả năng gây dị tật cho phôi thai
c. Mifepristone dùng đơn độc vẫn có thể gây sẩy thai
d. Mifepristone gây sẩy thai chỉ bằng cơ chế qua gene
Tình huống thứ nhất của chủ đề 7:
Bà U., 45 tuổi, PARA 2002, đến khám vì IUS-LNG hết hạn. Bà muốn thay mới IUS-LNG.
Đây là IUS-LNG thứ nhì của bà U.
Kể từ khi đặt IUS-LNG thứ nhất cho đến nay, bà không có bất kỳ khó chịu nào. Trong các tháng đầu sau đặt LNG-IUS, bà ta bị xuất
huyết điểm, ngoài các lần hành kinh của các chu kỳ kinh 25 ngày. Hiện tại, bà rất hài lòng vì không thấy có kinh lẫn không thấy chảy
máu nữa trong 6 tháng gần đây.
86. Trong các giải thích sau về tình trạng không có kinh ở bà U., giải thích nào có tính thuyết phục kém nhất?
a. Do hoạt động của buồng trứng bị ức chế bởi LNG
b. Do bà U. đang ở giai đoạn mãn kinh đã xác lập
c. Do bà U. đang ở giai đoạn muộn của tiền mãn kinh
d. Do bà U. có thai khi đang mang LNG-IUS
87. Bạn có thay mới IUS-LNG cho bà U. không?
a. Sẽ phải thay IUS-LNG mới, do phải tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất
b. Sẽ phải thay IUS-LNG mới, do không thể biết khi nào bà U. mới mãn kinh
c. Không tháo cũng không thay, vì có thể dùng như IUD trơ đến khi mãn kinh
d. Chắc chắn là không đặt mới, nhưng tháo hay không thì cần có thêm thông tin
88. Hôm nay, bà U. rất muốn làm phết tế bào cổ tử cung tầm soát ung thư cổ tử cung. Bạn có thực hiện không?
a. Không thể thực hiện, vì bà đang dùng nội tiết tố ngoại lai
b. Không thể thực hiện, vì bà đang mang dụng cụ tử cung có dây
c. Có thể thực hiện, vì IUS không còn phóng thích LNG nữa
d. Có thể thực hiện, vì IUS-LNG không ảnh hưởng đến kết quả
Tình huống thứ nhì của chủ đề 7:
Cô Y., 22 tuổi, PARA 0000, vừa kết hôn đúng 1 năm, cùng đi với chồng, đến để tư vấn về phá thai nội khoa.
Ngày hôm qua, cô Y. đến khám, được xác nhận là đang mang thai trong tử cung, thai sống, tuổi thai là đúng 6 tuần vô kinh.
Do có mâu thuẫn với chồng, cô đã quyết định phá thai. Hôm qua cô Y. đã uống một viên mifepristone 200 mg.
Đêm qua, sau khi nói chuyện với chồng, cả hai có vẻ rất ân hận. Vì thế sáng hôm nay họ cùng đến để tìm cách cứu vãn tình hình.
Cô Y. cho biết có cảm giác trằn tức bụng dưới từ sáng nay. Khám mỏ vịt thấy trong âm đạo có một ít huyết hồng.
89. Họ hỏi bạn rằng có thể dừng tiến trình này lại được không?
a. Không. Một khi đã uống mifepristone thì không còn dừng lại được nữa. Bắt buộc phải tiếp tục dùng misoprostol
b. Không. Dù tiến trình sẩy thai chưa bắt đầu khi chưa có misoprostol, nhưng tỉ lệ dị tật thai do mifepristone rất cao
c. Không chắc. Lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác, vì sau dùng mifepristone tiến trình sẩy thai ít nhiều cũng đã bắt đầu
d. Được. Chỉ không thể đảo ngược tình hình nếu đã dùng misoprostol. Chỉ cần cho không thêm misoprostol là đủ
90. Bất chấp những tư vấn của bạn, hai vợ chồng quyết định dừng tiến trình phá thai. Bạn cần làm gì trước tiên?
a. Bắt đầu ngay progesterone liều cao
b. Xác định tính sinh tồn của phôi thai
c. Xác định dị tật thai sau mifepristone
d. Thuyết phục tiếp tục tiến trình phá thai
91. Một tuần sau, hai vợ chồng đến khám lại. Cô Y. không còn chảy máu. Các khảo sát cho thấy không có dấu hiệu xuất huyết màng
rụng, nhịp tim thai 180 nhịp/ph. Họ hỏi thêm rằng nội dung nào cần chú ý khi khám thai ở thai kỳ này?
a. Cần lưu ý khảo sát hình thái học
b. Cần lưu ý thai nghén thất bại sớm
c. Cần lưu ý tăng trưởng bào thai
d. Không khác biệt với khám thai tiêu chuẩn
CHỦ ĐỀ 8: QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TUYẾN VÚ
92. Việc đọc phim nhũ ảnh sẽ dễ dàng nhất trong tình huống nào?
a. Người đã từng bị phẫu thuật vú
b. Người có chủ mô tuyến vú dầy
c. Người đã mãn kinh nhiều năm
d. Người trẻ ở độ tuổi dưới 40
93. Việc chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho đau vú phải dựa trên cơ sở nào?
a. Mức độ ảnh hưởng của đau vú trên chất lượng cuộc sống
b. Bệnh sử, hoàn cảnh xuất hiện và thăm khám thực thể
c. Cân nhắc giữa hiệu quả, tác dụng phụ của điều trị
d. Dựa vào tất cả các yếu tố được liệt kê trên
94. Để khảo sát ung thư vú, trong các mục đích kể sau, cộng hưởng từ có thể thích hợp với mục đích nào?
a. Mục đích tầm soát ung thư vú ở đối tượng có nguy cơ bình quân: là lựa chọn tương đương với nhũ ảnh
b. Thay thế hay bổ túc cho nhũ ảnh khi nhũ ảnh cho hình ảnh không đạt: mật độ vú dầy, có đặt túi ngực
c. Mục đích thực hiện chẩn đoán: dùng để dẫn đường và chọn vị trí đặt kim khi thực hiện sinh thiết lõi
d. Được dùng để khẳng định kết quả của nhũ ảnh, chẩn đoán giai đoạn của ung thư trước phẫu thuật
95. Hãy cho biết về đặc điểm của gene BRCA và liên quan đến khả năng có ung thư vú?
a. Gene BRCA là một gene qui định sản xuất các protein có chức năng bảo vệ DNA
b. Gene BRCA là một gene hiện diện trong một cộng đồng nhỏ có nguy cơ cao ung thư vú
c. Gene BRCA là một gene gây ung thư vú hay buồng trứng, theo qui luật di truyền gene lặn
d. Gene BRCA là một gene gây ung thư vú hay buồng trứng, di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X
96. Khảo sát đột biến gene BRCA được chỉ định trong trường hợp nào?
a. Khi muốn tầm soát ung thư vú ở người trẻ, chưa đến độ tuổi tầm soát thường qui bằng nhũ ảnh
b. Khi muốn đánh giá nguy cơ mắc ung thư vú, buồng trứng của một cá thể có tiền sử gia đình gợi ý
c. Khi muốn tìm thêm yếu tố hỗ trợ cho chẩn đoán khi có nghi ngờ trên nhũ ảnh hay cộng hưởng từ
d. Có chỉ định thực hiện khảo sát tìm đột biến của gene BRCA trong cả ba trường hợp được liệt kê trên
97. Bản chất của bệnh Paget vú là gì?
a. Là một tổn thương dạng chàm của da vùng núm vú, với tiềm năng diễn biến thành ác tính của da
b. Là một tổn thương dạng chàm của da vùng núm vú, được xem như một thương tổn tiền ung của da
c. Là một tổn thương dạng chàm của da vùng núm vú, có liên quan với ung thư của mô vú bên dưới
d. Là một tổn thương ung thư của da vùng núm vú, và hầu như luôn kèm ung thư của mô vú bên dưới
Tình huống của chủ đề 8:
Cô T., 27 tuổi, PARA 1001, đến khám vì đau tuyến vú khi đang tránh thai bằng thuốc viên tránh thai progestogen đơn thuần hiệu
Embevin®.
Cô T. chỉ mới bắt đầu tránh thai bằng thuốc uống từ chu kỳ này. Cô đã uống được 2 tuần thuốc. Cảm thấy đau căng tức vú nhiều chỉ
mới vài hôm nay. Không triệu chứng cơ năng nào khác. Trước khi uống Embevin®, cô T. chưa bao giờ bị đau vú nhiều như vậy.
Khám vú cảm nhận có một khối đặc, nhỏ, di động ở vú phải.
Siêu âm xác nhận có một khối nhỏ 0.5*0.5*0.5 cm ở vú phải, mang các đặc điểm hình ảnh điển hình của u sợi-tuyến tuyến vú.
98. Bạn sẽ giải thích gì về tình trạng đau vú của cô T.?
a. Là dấu hiệu của tình trạng cường estrogen
b. Là dấu hiệu của tình trạng cường progesterone
c. Là triệu chứng cơ năng của khối u sợi-tuyến
d. Là triệu chứng của bệnh vú thay đổi sợi-bọc
99. Cô T. có cần thực hiện thêm thăm dò nào khác không?
a. FNA
b. Nhũ ảnh
c. Core biopsy
d. Không làm gì thêm
100.Bạn thuyết phục được cô ta rằng không nên lo lắng về khối u. Cô T. tỏ ra an tâm nhưng vẫn hỏi bạn nên tránh thai tiếp tục ra sao?
a. Ngưng tránh thai nội tiết, chuyển sang tránh thai không dùng nội tiết
b. Ngưng tránh thai bằng POP, chuyển sang tránh thai bằng nhóm LASDS
c. Ngưng tránh thai bằng POP, chuyển sang tránh thai bằng nhóm COCs
d. Tiếp tục Embevin®, tư vấn về đau vú, dùng progesterone tại chỗ nếu cần
Nhận xét
Đăng nhận xét